Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12


                                             GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12
Nhân kỉ niệm ngày nhà thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
Trong kho tàng sách của dân tộc ta, có rất nhiều cuốn viết Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều góc độ khác nhau: có cuốn khai thác về tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, có cuốn thuật lại toàn bộ cuộc đời Bác, có cuốn lại đi vào nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh…
Tuy nhiên, khó có thể thấy một cuốn sách nào mô tả đầy đủ về cuộc đời hoạt động của Bác như cuốn “Đường Bác Hồ đi cứu nước”. “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là tác phẩm tuyển chọn biên soạn từ hàng trăm tác phẩm và bài báo viết về Bác Hồ. Giáo sư, Tiến sĩ Trình Quang Phú đã thực hiện công trình này từ nhiều năm và bằng cách trích, nối từ các tác phẩm theo thời gian, cuộc đời hoạt động của Bác để tạo thành một tác phẩm “Đường Bác Hồ đi cứu nước” với phần I là giai đoạn từ lúc sinh ra cho đến ngày Bác về Hà Nội đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Cách mạng Việt Nam; phần II là giai đoạn Bác lãnh đạo đất nước kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.
Trong phần I, tác giả lựa chọn những mốc chính trong cuộc đời của Bác để chia thành các mục nhỏ, giúp bạn đọc dễ theo dõi và cảm nhận được đầy đủ hành trình tìm đường cứu nước đầy gian truân của Bác. “Hành trang cứu nước của Bác” là lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống ham học, phấn đấu kiên cường, sẵn sàng vượt khó vượt khổ vì sự nghiệp của nước, của dân… để rồi “Từ Sài Gòn, Bác ra đi tìm đường cứu nước” với hai bàn tay trắng và lòng quyết tâm: “Ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi…”, Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi áp bức nô lệ đó là đi theo Cách mạng vô sản, khi đọc Luận cương của Lê-nin, Bác vui mừng đến phát khóc: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó, các hoạt động của Bác đều nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền lợi của nước ta và các nước thuộc địa; tuyên truyền đường lối cách mạng đến các dân tộc trên toàn thế giới. Năm 1930, Người tiến hành thành lập Đảng Cộng sản và ra “Lời kêu gọi” toàn quốc đứng lên kháng chiến, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho dân tộc.
Sang phần II của cuốn sách “Theo Bác Hồ đi kháng chiến”, tác phẩm kể lại những khó khăn bộn về của ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chủ tịch đã vững vàng lãnh đạo đất nước vượt qua từng khó khăn để rồi tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ. Trong suốt cuộc kháng chiến đó, Bác luôn giữ vững tư tưởng “Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta”, dù “Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!".
Xuyên suốt “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống hàng ngày của Bác, những câu chuyện đó được kể lại từ khi Bác còn là một cậu học sinh thông minh, ham học đến khi trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chuyện có khi được tác giả kể lại, có khi được kể lại bởi chính người trong cuộc; chính nhờ vậy khiến cho người đọc có cảm giác Bác thật gần gũi và giản gị. Các chuyện được trích từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều nội dung khác nhau nhưng nhờ sự kỳ công cắt gọt, sắp xếp của GS-TS Trình Quang Phú đã giúp cho các câu chuyện liền một mạch, chuyện này gối lên chuyện kia, chuyện này làm sáng rõ chuyện kia, từ đó làm cho hình ảnh Hồ Chủ Tịch được tỏa sáng, thật gần gũi và cũng thật lớn lao.
Các câu chuyện trong cuốn sách không kể bằng số liệu, không liệt kê hành trình của bác mà hầu hết được lấy từ những sinh hoạt giản dị của Bác, chính vì vậy càng đọc ta càng thấy hứng thú, thu hút, thấy Bác thật giản dị nhưng cũng thật lớn lao, thật gần gũi, quen thuộc nhưng cũng thật vĩ đại. Có câu chuyện kể về Bác từ lúc Bác còn cắp sách đến trường dịch bài văn chữ Pháp: “Oh chat! Oh chat! Vous voulez manger le rat, montez sur la pontre! ” ra chữ Quốc ngữ, Bác đã dịch thành văn lục bát : “Con mèo, con mẻo, con meo Muốn bắt con chuột thì leo lên xà” Đến những câu chuyện kể về ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, chịu một cuộc sống cực khổ làm đủ mọi việc nhưng Bác vẫn kiên trì vừa làm vừa tìm đường cứu nước, đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, dân tộc các nước thuộc địa. Và khó ai có thể cầm được nước mắt khi đọc câu chuyện Bác nhường áo rét cho một chiến sĩ bị ốm, những câu nói Bác nói với người chiến sĩ rất đỗi ngắn gọn, giản đơn nhưng trong đó ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Bác: “Chú ốm ah, chú Thắng?... Sao trông người chú khác thế?... Chú không có áo rét à?... Chú mặc tạm cái này cho đỡ lạnh. Mùa đông cốt nhất phải giữ ngực cho ấm…”.
Nơi nào Bác đến, tác phẩm “Đường Bác Hồ đi cứu nước” đều thuật lại chi tiết tỷ mỉ, xen vào đó là những lời Bác căn dặn nhân dân, ở đền Hùng, Bác dặn dò chiến sĩ: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…” lời Bác dặn mộc mạc, nhẹ nhàng nhưng thấm thía lòng người, còn mãi giá trị đến ngày nay và chúng ta vẫn cần nhắc lại cho con cháu muôn đời sau. Lời văn cuốn sách rất nhẹ nhàng, giản dị, thuật lại chân thực cuộc đời Bác, không cầu kỳ, phô trương, không hoa mỹ. Giọng văn của “Đường Bác Hồ đi cứu nước” cũng giản dị và sâu sắc như chính con người của Bác vậy! Đơn giản nhưng thấm thía, càng đọc ta càng cảm phục Bác, cảm phục một nhân cách vĩ đại!
Khép lại những trang cuối cùng của tác phẩm “Đường Bác Hồ đi cứu nước”, ta thấy lắng đọng lại trong lòng mình rất nhiều điều, lắng đọng lại nhân cách cao đẹp của Bác, lắng đọng lại đạo đức cách mạng mà Bác và cả một thế hệ đã gây dựng lên, sẵn sang hi sinh vì Tổ quốc, vì độc lập, tự chủ của đất nước, vì cuộc sống ấm no của nhân dân. Mỗi cuốn sách như kim chỉ Nam cho mỗi con người, định hướng cho con người những điều hay lẽ phải, những điều cần tránh trong cuộc sống và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” chính là kim chỉ Nam cho cách sống mà chúng ta và những thế thế sau này. Cuốn sách không chỉ có giá trị ở ngày nay mà mãi mãi về sau vẫn còn nguyên giá trị.


GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11

GIỚI THIỆU SÁCH
CHỦ ĐỀ: CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
             Kính chào các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Tôi rất vinh dự được gặp lại các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh trong buổi giới thiệu sách theo chủ đề tháng 11 hôm nay. Món quà mà tôi mang đến trong buổi giới thiệu sách hôm nay là bộ sách: Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam. Đây là những câu chuyện đ­ược lựa chọn từ cuộc thi viết truyện ngắn về Nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc do Bộ  Giáo dục và Đào tạo, Hội nhà văn Việt Nam, Công đoàn giáo dục Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ chức đã khép lại và thành công tốt đẹp.
        Sau gần năm tháng phát động cuộc thi. Ban tổ chức đã nhận đư­ợc hơn 3500 tác phẩm của gần 3000 tác giả ở 64 tỉnh thành trong cả n­ước và kiều bào ở nư­ớc ngoài gửi đến. Điều đó chứng tỏ sức thu hút mạnh mẽ của cuộc thi về đề tài Nhà giáo Việt Nam là nguồn cảm hứng nghệ thuật của nhiều đối tư­ợng trong xã hội. Từ khối l­ượng tác phẩm dự thi dồi dào kể trên, có thể nói, nhân vật người thầy đã đư­ợc nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ, trong nhiều tình huống, thể hiện đa chiều cung bậc tình cảm của con ngư­ời. Phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thư­ợng- đó là điều các tác phẩm h­ướng tới. Để hình ảnh ngư­ời thầy được xã hội tôn vinh với những giá trị vốn có.
         Không ít các tác phẩm dự thi đư­ợc chính các tác giả trong nghề giáo viết ra từ những trăn trở, đau đớn chuyện nghề. Chuyện nghề nghiệp của nhà giáo không bó hẹp ở bài soạn gỉảng, mà ở đời sống hiện thực phong phú và sinh động, ở cả những góc khuất trong tâm hồn. Mới hay nghề thầy, vư­ợt trên chuyện chuyên môn, kiến thức là một tấm lòng nồng hậu, một trái tim nhân ái, luôn thấu hiểu, biết thông cảm sẻ chia... Với mong muốn chuyển tải đ­ược thông điệp trên đến bạn đọc, Nhà xuất bản Giáo dục đã lựa chọn từ hơn 3500 tác phẩm dự thi để chọn ra 855 truyện có nội dung tốt nhất và từ 855 truyện này, Ban tuyển chọn (gồm nhiều nhà văn và chuyên gia văn học) đã tiếp tục lựa chọn trên 400 tác phẩm để in thành bộ sách nhằm phục vụ bạn đọc. Bộ sách gồm 18 cuốn, có tên chung là: Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đây, một số truyện đã đ­ược chuyển thể sang hình thức kịch bản, sân khấu để các đoàn nghệ thuật, các cơ sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nư­ớc tổ chức dàn dựng, tham gia Hội diễn sân khấu chào mừng tháng tôn vinh Nhà giáo Việt Nam (Tháng 11-2007). Bạn đọc có thể tìm đọc kịch bản trong bộ sách Tuyển tập kịch bản về Nhà giáo Việt Nam của nhà xuất bản Giáo dục và đặc biệt, có thể tìm đọc nguyên bản những truyện ngắn đư­ợc chuyển thể thành kịch trong 18 tập Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam.
Những chuyện ngắn được tuyển chọn trong bộ sách này có thể có những chi tiết còn g­ượng ép, tình huống còn mờ nhạt, văn phong chư­a hẳn đã lôi cuốn người đọc, song đều ấm áp tình đời, tình ngư­ời, tình thầy trò cao cả. Dù nhân vật ngư­ời thầy ở đây đ­ược xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn về một xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt, và những ngư­ời chở con thuyền giáo dục của nư­ớc nhà là những ngư­ời lái đò có phẩm chất ­ưu tú.
       Đây là những câu chuyện hay, có nội dung hấp dẫn được lựa chọn từ bài viết của gần 3000 tác giả  xin trân trọng giới thiệu với các thầy, cô giáo và các em học sinh nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11- 2011.
       Mỗi cuốn mang một cái tên riêng: Đó là, Bồn hoa rực rỡ, Bay lượn thử nghiệm, Tân Đông-ki-sốt, Cô sẽ giữ cho em mùa xuân, Bên hồ Đắc Lộc, Lấy vợ cho thầy, Hành trình đi tìm khái niệm, Ngày hè, Đò đầy, Bông hoa núi, Đâu chỉ là hạt bụi, Ngôi hoa trinh nữ, Em vẫn là cô giáo, Trầm kỳ, Chân bay lên trời, Đất người, Mưa miền trung du, Chị dâu tôi, Ngôi trường chuẩn, Cô Hiệu trưởng, Nghiệp thầy. Đây là bộ sách đư­ợc đông đảo nhiều bạn đọc trong cả nước quan tâm. Cuốn sách này gồm 224tr, khổ 13x20,5cm, do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành tháng 7- 2007. Nhan đề cuốn sách được trình bày thật  giản dị trên nền xanh thẫm... với dòng chữ màu đen Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam thật là khiêm tốn. Bên cạnh đó còn làm nổi bật lên dòng chữ màu trắng tiêu đề của một bài viết Cô sẽ giữ cho em mùa xuân  với hình  ảnh một cô giáo trẻ đầy tâm huyết với nghề. Phải chăng đây là ý đồ của tác giả Đặng Hồng Vân ng­ười trình bày bìa và thiết kế sách muốn cho chúng ta thấy đây là sự  giản dị, mộc mạc chân chất của ngư­ời thầy giáo. Của một nghề trong những nghề nghề cao quí nhất đư­ợc xã hội tôn vinh. Mỗi truyện ngắn nh­ư một tấm gư­ơng cho mỗi người tự soi lại mình... Tìm lại mình với những kỷ niệm êm đẹp của tuổi thơ, bạn bè, trư­ờng lớp, thầy cô... Nhiều truyện ngắn đã trở thành những kỷ niệm sâu sắc của ngư­ời viết, ngư­ời đọc, trở thành nhân chứng của một thời. Đôi khi đó là một sáng tác đầu tay tài hoa của một cây bút mới xuất hiện. Đôi khi đó là câu chuyện đúc kết cả một đời của nhà văn tên tuổi. Khi lại là quà tặng của th­ượng đế mà trong cuộc đời cầm bút nhà văn bắt gặp một lần.
          Kính thư­a các thầy giáo,  cô giáo và các em học sinh thân mến !
     Mỗi câu chuyện đư­a ta đến một miền quê khác nhau, một gia đình, một tình huống, một mối quan hệ... ở đó có rất nhiều điều bổ ích, những điều cần học hỏi, chia sẻ cảm thông. Để biết đ­ược hình ảnh những thầy giáo, cô giáo, những ngư­ời học sinh thân yêu, lúc ở hoàn cảnh này,  khi ở hoàn cảnh kia... Lúc còn là thầy giáo hay khi đã rời bục giảng nhà trường. Họ là ai, là ng­ười như­ thế nào? Chúng ta hãy tìm đọc những câu chuyện "Bồn hoa rực rỡ trang  7-16 để hiểu hơn về tấm gương của thầy giáo Hùng cả cuộc đời vì sự nghiệp trồng người, cô giáo Thân  nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ công tác tại vùng khó khăn trong tác phẩm Cô sẽ giữ cho em mùa xuân trang 40-52, em vẫn là cô giáo trang 123-129, cô Hiệu trưởng trang 195-203 hay Nghiệp thầy trang 204-221... Đọc xong chúng ta thấu hiểu được những già mà các thầy giáo, cô giáo đã phải trãi qua trong cuộc đời đi gieo cái chữ của mình. Họ đã chịu thiệt thòi như thế nào? Thầm lặng hy sinh ra sao? Tiếp cận với bộ truyện này chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về những thành tựu của ngành giáo dục đã đạt đư­ợc. Và các thầy giáo, cô giáo chính họ là người viết lên những bản tình ca, những trang sử hào hùng của dân tộc. Sẽ là một thiếu sót nếu như­ chúng ta không nhắc tới cách thể hiện nội dung nghệ thuật của bộ truyện chọn lọc này. Các tác giả đã viết bằng những câu văn khi dài khi ngắn, lúc trầm lắng vô tư­, khi dạt dào cảm xúc. Cách kể chuyện như­ lời thủ thỉ tâm tình, nh­ư tâm sự . Có thể nói cả cuốn sách là một mạch cảm xúc đằm thắm sâu lặng tình ng­ười, gây ấn tư­ợng mạnh cho ngư­ời đọc. Đọc một lần rồi nhớ mãi không thể quên. Cuốn sách giáo dục cho mọi ng­ười lòng yêu quê  h­ương đất n­ước, tình cảm gia đình, ý chí vư­ơn lên không mệt mỏi trong học tập hay trong giảng dạy và rèn luyện. Chúng ta mãi  mãi không bao giờ quên những tấm gương của những bậc tiền bối, những thầy giáo,  cô giáo đã ghi lên những trang sử vẻ vang của dân tộc, ghi vào tư­ợng đài lịch sử. Dù thời chiến hay thời bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bư­ớc chân của các thầy, các cô vẫn không bao giờ biết mỏi. Họ mãi mãi là niềm tin yêu của Tổ quốc và nhân dân. Là tấm gư­ơng sáng cho các thế hệ học trò noi theo. 
         Kính thư­a các thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh!
      Muốn học tốt dạy tốt các môn, thầy giáo và học sinh không có con đ­ường nào khác là đọc sách. Mục đích đọc thêm một cuốn sách, hiểu thêm một cuộc đời. Góp phần nâng cao giáo dục toàn diện, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp các ngành đề ra. Đọc những câu thơ này chúng ta sẽ thấy rất rõ điều đó.
"Đọc đi em những cuốn sách trên tay
Lúa xanh mư­ợt cánh cò bay lả
Tổ quốc vút lên tầm cao rực rỡ
Cũng bắt đầu từ trang sách em ơi".
         Thư­a các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em!
    Nếu dòng sông cứ m­ượt mà tuôn chảy, mang phù sa làm tư­ơi tốt thêm ruộng đồng thì một cuốn sách hay làm tư­ơi thắm thêm vẻ đẹp tâm hồn ở mỗi ng­ười đọc. Với tham vọng rất muốn giới thiệu hết tất cả các loại sách báo có trong thư­ viện với thầy cô và các em học sinh song thời gian có hạn. Với hy vọng, sau buổi giới thiệu sách hôm nay mọi ngư­ời sẽ tìm đọc bộ truyện này, và giới thiệu cho rất, rất nhiều ngư­ời khác cùng đọc để cảm nhận đ­ược những cái hay cái đẹp của mỗi câu chuyện.
        Xin chào các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý, hẹn gặp lại các bạn vào buổi giới thiệu sách lần sau. Một lần nữa xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa. Chúc các em học sinh luôn chăm ngoan, học giỏi và dành thật nhiều bông hoa điểm mười để dâng tặng thầy cô kính yêu nhân dịp 20-11 đang đến gần này.
Xin trân trọng cảm ơn!


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN NĂM HỌC 2017 - 2018

  UBND HUYỆN CẦN GIỜ                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG TH BÌNH MỸ                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Số:       /KH-THBM                             Bình Khánh, ngày  05  tháng 10 năm 2017



KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018

A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

- Căn cứ Kế hoạch số 1339 /KH-GDĐT, ngày 21 tháng 09 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giờ về kế hoạch công tác thư viện trường học năm học 2017– 2018.
- Căn cứ kế hoạch số 184/KH-THBM ngày 29 tháng 9 năm 2017 của trường THBM về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của thư viện trường.
- Bộ phận TV của trường tiểu học Bình Mỹ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 như sau :

    a.  Số lớp - Nhân sự :
-         Trường TH Bình mỹ gồm có 10 lớp, với tổng số 244 em học sinh, từ khối 1 đến khối 5 (Khối 1: 2lớp; Khối 2: 2 lớp; Khối 3: 2 lớp; Khối 4: 2 lớp; Khối 5 : 2 lớp).
-         Tổng số Cán bộ - Giáo viên - Công nhân viên: 25 người.
-         Nhân viên chuyên trách quản lý thư viện: 01 người.
b.     Mặt mạnh
- BGH phân công các bộ phận khác hỗ trợ thư viện phục vụ bạn đọc đạt hiệu quả.
    - BGH tạo điều kiện hỗ trợ tốt hoạt động của Tổ mạng lưới cộng tác viên thư viện gồm GV, HS đáp ứng yêu cầu công tác phục vụ bạn đọc.
   - Trường có phòng TV riêng.
   - Trường có khá đầy đủ các ĐDDH và phương tiện dạy học phục vụ tốt cho việc dạy và học trên lớp .
- Mỗi em HS đều có đầy đủ SGK và dụng cụ học tập 100%.
- Tài liệu tham khảo và sách hướng dẫn giảng dạy có đầy đủ . đảm bảo mỗi GV có 1 bộ .

c.      Tồn tại
- Thư viện sử dụng lớp học làm phòng thư viện  nên hạn chế trong việc sắp xếp bố trí theo đúng qui định của thư viện –TB khó tổ chức cho HS đọc truyện ,xem phim
- Từ những mặt thuận lợi và khó khăn trên ,tổ TV-TB trường xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như sau :
B/ KỀ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN NĂM 2017 – 2018
I/ NHIỆM VỤ CHUNG
- Xây dựng và tổ chức hiệu quả hoạt động của thư viện và mạng lưới cộng tác viên thư viện, triển khai phương thức phục vụ bạn đọc với nhiều hình thức hoạt động thư viện phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Giáo dục văn hóa đọc, tạo niềm vui cho học sinh khi đến thư viện. Tham gia và tổ chức tốt hội thi học sinh “Tuyên truyền, giới thiệu sách, kể chuyện sách năm học 2017-2018”
- Cung cấp đầy đủ các ĐDDH SGK-VBT …cho các khối lớp .
- Lên kinh phí trang bị và mua sắm các ĐDDH và vật liệu để làm ĐDDH ,sách nghiệp vụ ,tham khảo theo đúng chỉ đạo .
- Trang bị SGK xuất bản năm 2017 để phục vụ cho việc điều chỉnh nội dung dạy học năm học .
- Hàng tuần giới thiệu ĐDDH cho GV các khối .
- Tích cực tham mưu với BGH để đáp ứng các yêu cầu giảng dạy của GV.
- Nâng cao học tập và tự bồi dưỡng để nắm nghiệp vụ chuyên môn .
- Tổ chức cho HS đọc truyện qua đó tổ chức hướng dẫn HS kể chuyện .
         - Đảm bảo 100% học sinh có đủ SGK, 100% Giáo viên có đủ sách Nghiệp vụ, Tích cực xây dựng và phát huy tác dụng của tủ sách tham khảo, tủ sách Giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, tủ sách tra cứu.
 -  Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện trường học : Bố trí và kết nối Internet cho các máy tính trong thư viện, triển khai sử dụng.
- Tổ chức và tham gia tốt các đợt bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề do ngành tổ chức
II/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/ Xây dựng vốn tài liệu
- Thiết bị -Thư viện là một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động dạy học .Nó là cơ sở tạo điều kiện cho HS –GV học tập và hoạt động giảng dạy tốt .Vì vậy trong năm học 2017-2018 cần thực hiện tốt các chỉ tiêu sau :
- Đảm bảo 100% CB-GV-CNV có đầy đủ SGK-sách nghiệp vụ .
- Đảm bảo 100% HS có đầy đủ SGK từ khối 1à5 .
- Thực hiện đầy đủ và cập nhật bổ sung các loại HSSS qui định .
- Trang cấp đầy đủ các ĐDDH và phương tiện dạy học các khối lớp .
- Kiểm tra thường xuyên SGK của HS và ĐDDH của GV trên lớp .Kiểm tra việc bao bìa dán nhãn của HS và việc giữ gìn ,bảo quản SGK .
- Đăng ký báo -cập nhật thông tin, lưu trữ tốt .
- Tham gia phong trào làm ĐDDH do ngành phát động ,cung cấp vật liệu để GV thực hiện .
- Hàng tuần giới thiệu tranh ảnh , ĐDDH cho GV nắm để sử dụng .
- Vận động GV tham gia thi ĐDDH cấp huyện ,trường .
- Tham mưu với BGH tổ chức và phát động GV sử dụng ĐDDH trên lớp .
- Sắp xếp hợp lý sạch gọn ,khoa học các loại sách –ĐDDH -thiết bị .
- Có kế hoạch và dự trù kinh phí chuẩn bị cho năm học 2017-2018.
- Tham quan và học tập kinh nghiệm của trường bạn .

2/ Cơ sở vật chất và kỹ thuật của thư viện
       2.1 Cơ sở vật chất :
-      Tủ trưng bày, giới thiệu sách, tủ sách các loại, kệ để báo tạp chí, bàn ghế đảm bảo và đáp ứng tốt nhất nhằm phục vụ cho nhu cầu bạn đọc.
-      Máy móc: Để tạo điều kiện tiếp cận và khai thác nguồn tài nguyên công nghệ thông tin. Thư viện được trang bị 1 bộ máy vi tính có nối mạng, nhằm phục vụ và hổ trợ tối đa cho công tác giảng dạy, học tập và tra cứu thông tin của giáo viên và học sinh.
 -Vị trí - không gian:
- Tổng diện tích thư viện : 48 m2;
- Chưa ngay trung tâm, phòng nhỏ, chật hẹp. Sử dụng lớp học làm thư viện và thiết bị dạy học, khó khăn trong việc sắp xếp sách và phương tiện dạy học đúng theo qui định. Tận dụng hành lang làm nơi đọc sách, nên hạn chế cho bạn đọc.
- Số chỗ ngồi : GV: 20 cho HS : 25
- Bố trí phòng đọc sách thoáng mát , đủ ánh sáng.
- Máy tính có nối mạng;
- Tủ giới thiệu sách,bảng giới thiệu sách, kệ giá đựng sách : Có đủ và bố trí hợp lý.
             2.2 Kỹ thuật nghiệp vụ
-     Hồ sơ: Các loại văn bản pháp qui, sổ sách theo đúng qui định, có kế hoạch hoạt động khoa học, theo dõi thống kê báo cáo kịp thời, chínnh xác.
-     Sổ sách: Đầy đủ các mẫu sổ sách đúng qui định của thư viện trường học (Sổ đăng ký tổng quát, Sổ đăng ký cá biệt, Sổ đăng ký báo tạp chí, Sổ mượn sách của giáo viên, Sổ mượn sách của học sinh, Sổ thư mục, Sổ mục lục, Sổ kế hoạch, kế hoạch hoạt động, Sổ lưu hóa đơn chứng từ, Sổ lưu công văn đi đến,… ) được cập nhật chính xác, đúng thời gian và đảm bảo nội dung của hướng dẫn sử dụng sổ.
-     Thực hiện làm thư mục phục vụ cho giảng dạy và học tập: 2 thư mục/năm.
-     Cập nhật, bổ sung mục lục sách mới với nhiều thể loại, phong phú, kịp thời đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc.
-     Bảng biểu:  lịch làm việc, bản tin, kế hoạch năm, tháng tuần…
3/ Tổ chức hoạt động
-     Mỗi tuần có 1 tiết xem phim cho mỗi lớp. Khai thác triệt để “Góc nghe nhìn” phục vụ học sinh: Bằng hình thức chiếu phim.
-     Trưng bày và sưu tầm những ý tưởng, những sản phẩm sáng tạo do học sinh làm ra kết hợp với TPT Đội.
-     Giới thiệu sách: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tuần, ngoài ra tại thư viện còn giới thiệu thông qua bản tin, sổ mục lục, thư mục.
-     Các hình thức giới thiệu sách thông thường như dưới cờ, tại bảng tin thư viện.
-     Sưu tầm tài liệu:  Tổ chức sưu tầm tài liệu hỗ trợ hoạt động dạy và học, phù hợp cấp học, có kế hoạch bổ sung và giúp giáo viên định hướng sử dụng có hiệu quả.
-     Công tác phối hợp: Tổ chức các buổi tuyên truyền cho học sinh tìm hiểu về những đề tài xoay quanh việc giáo dục nhân cách, tác phong, đạo đức, lối sống, truyền thống…
4/ Quản lý thư viện:
-      Thường xuyên được Ban giám hiệu kiểm tra đánh giá theo lịch định kỳ trong năm. Xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch tháng có hiệu quả khả thi, bám sát kế hoạch của trường, của ngành
-      Xây dựng mạng lưới cộng tác viên (mạng lưới giáo viên và mạng lưới học sinh): Phân công tổ chức hoạt động cụ thể, thường xuyên đánh giá hoạt động thư viện.
-      Bảo quản tốt tài sản thư viện: Cơ sở vật chất, máy móc, sách, báo, tạp chí, các trang thiết bị thư viện.
-      Có đầy đủ hồ sơ theo dõi ký mượn và ký trả chính xác,  không làm thất thoát tài sản thư viện.
-      Kiểm kê, thanh lý: Hàng năm đều có kiểm kê tài sản, định kỳ 2 lần /1 năm, làm thủ tục thanh lý các ấn phẩm rách nát, nội dung thay đổi, đã hết hạn sử dụng.
III. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
- 100% giáo viên; học sinh có đủ sách giáo khoa
- Tổ chức tiết đọc sách + xem phim tại thư viện : 1 lớp/1 tiết/1 tuần
- Sưu tập tài liệu phục vụ dạy học : 1 tư liệu
- Thực hiện: 1 thư mục/năm.
- Thực hiện đủ các loại sổ sách theo qui định
- 100% số sách hiện có trong kho được biên mục
- 100% GV và 80% học sinh thường xuyên sử dụng sách, báo của thư viện
- Đảm bảo 100% máy tính sử dụng có nối internet
- Bảo quản tốt sách, thiết bị , tỉ lệ hư mất không quá 2%.
* Đăng ký phần đấu: Thư viện không đủ điều kiện đạt chuẩn năm học 2017-2018.
Trên đây là kế hoạch tổ chức xây dựng hoạt động cùng chỉ tiêu phấn đấu của thư viện trường TH Bình Mỹ năm học 2017 - 2018.
NHÂN VIÊN THƯ VIỆN                                           HIỆU TRƯỞNG                                 



            Nguyễn Thị Gắn                                                      Châu Thị Thắm






Chiến dịch Biên giới 1950: Phá thế bao vây, cô lập của quân Pháp, mở rộng vùng giải phóng

Chiến dịch Biên giới 1950: Phá thế bao vây, cô lập của quân Pháp, mở rộng vùng giải phóng
QĐND - Sau thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Thu Đông 1947, thực dân Pháp đẩy mạnh việc củng cố, mở rộng hành lang Đông - Tây; đồng thời với vùng chiếm đóng ở Trung du, đồng bằng Bắc Bộ, củng cố phòng tuyến biên giới phía Đông Bắc. Tuy nhiên, đến giữa năm 1950, tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến tích cực cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cách mạng Trung Hoa thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng với hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời. Yêu cầu chiến lược của ta lúc này là phá tan âm mưu phong tỏa biên giới phía Bắc của địch, mở đường giao lưu giữa nước ta với các nước anh em để tranh thủ sự ủng hộ, viện trợ về vũ khí, trang bị, vật chất của bạn bè quốc tế. Trước tình hình trên, tháng 6 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ đạo Tổng Quân ủy, Tổng Tư lệnh chuẩn bị chiến trường để quyết định mở chiến dịch Biên Giới.
Thực hiện nhiệm vụ Trung ương Đảng giao, ngày 7 tháng 7 năm 1950, Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh mở chiến dịch Biên Giới Cao - Lạng, lấy mật danh là Chiến dịch Lê Hồng Phong. Ngày 27 tháng 7 năm 1950, Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy mặt trận và Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy chiến dịch. Đảng ủy viên chiến dịch gồm các đồng chí: Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng chiến dịch; Trần Đăng Ninh - Chủ nhiệm Cung cấp; Lê Liêm - Chủ nhiệm Chính trị và Bùi Quang Tạo. Cùng với đó, các cơ quan giúp việc cho Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch cũng gấp rút được thành lập.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát Mặt trận Đông Khê (1950). Ảnh TL
Trước ngày ta nổ súng mở màn chiến dịch, địch chia Liên khu Biên Giới thành hai khu và hai phân khu Cao Bằng và Thất Khê, khu Lạng Sơn, khu An Châu, với tổng số binh lực vừa chiếm đóng và cơ động là 11 tiểu đoàn, 9 đại đội bộ binh, 4 đại đội cơ giới, 4 đại đội công binh, 27 khẩu pháo các loại và 8 máy bay. Lực lượng địch tại biên giới hầu hết là các đơn vị Âu - Phi tinh nhuệ, có truyền thống chiến đấu tại châu Âu. Tại các vị trí chiếm đóng chúng xây dựng thành các cụm cứ điểm với binh lực từ hai đại đội trở lên… Trong các cứ điểm đều xây dựng lô cốt, hầm hào tương đối kiên cố, hỏa lực chi viện được cho nhau.
Ban đầu ta định chọn Cao Bằng là điểm mở màn chiến dịch. Sau khi đi trinh sát thực địa Cao Bằng, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận thấy, Cao Bằng tuy là một thị xã cô lập, đột xuất, nhưng đó là quần thể kiến trúc phức tạp, có hệ thống đồn trại, pháo đài kiên cố do hai tiểu đoàn địch đóng giữ, nếu đánh Cao Bằng “ta chưa có thể nói chắc bảo đảm thắng lợi”. Ngày 16 tháng 8, sau khi cân nhắc, thảo luận, Đảng ủy chiến dịch đi đến quyết nghị một phương án tác chiến mới là đánh Đông Khê trước để mở màn chiến dịch; đồng thời, tổ chức tiêu diệt quân ứng cứu cho Đông Khê, sau đó đánh xuống Thất Khê và chỉnh đốn rồi tiếp tục đánh Cao Bằng.

Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch thực hiện Chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh TL
Chiến dịch Biên Giới là chiến dịch quy mô lớn đầu tiên của Quân đội ta  với khoảng 2/3 lực lượng chủ lực của Bộ, cùng lực lượng chủ lực của Liên Khu Việt Bắc và lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích của hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Tổng số lực lượng tham gia chiến dịch tương đương hai đại đoàn, được phân chia làm ba mặt trận:
Mặt trận Đông Khê đánh cụm cứ điểm Đông Khê và quân dù có thể nhảy xuống quanh Đông Khê. Lực lượng tham gia là Trung đoàn 174 (được tăng cường 2 tiểu đoàn), Trung đoàn 209, Trung đoàn 36 Đại đoàn 308, Tiểu đoàn pháo 75mm thiếu.
Mặt trận đánh quân ứng chiếm do Đại đoàn 308 đảm nhiệm, bố trí ở đoạn đường giữa Đông Khê - Thất Khê.
Mặt trận Na Sầm- Lạng Sơn gồm các Tiểu đoàn 428 của Liên khu Việt Bắc, Tiểu đoàn 888 Lạng Sơn có nhiệm vụ phá đường, tiêu hao, quấy rối, phục kích địch trên đoạn đường Thất Khê - Lạng Sơn.
Công tác bảo đảm cho chiến dịch rất lớn. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Đăng Ninh - Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, trực tiếp chỉ huy bộ máy bảo đảm chiến dịch. Đến trung tuần tháng 9, công tác hậu cần chiến dịch cơ bản hoàn thành với hơn 4.000 tấn lương thực, súng đạn đã được vận chuyển đến những địa điểm thích hợp, bảo đảm đúng ý định của chiến dịch..
Chiến dịch Biên Giới thực tế diễn ra ba đợt: Đợt 1 từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 9 năm 1950: Ta tập trung lực lượng đánh trận then chốt tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê. Đợt hai từ ngày 21 đến ngày 29 tháng 9 năm 1950: Tiến hành trận then chốt quyết định tiêu diệt hai binh đoàn Lơ Pa-giơ và Sác - tông. Đợt ba từ ngày 09 đến ngày 14 tháng 10 năm 1950: Địch ở Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn rút chạy, ta truy kích địch giải phóng Thất Khê, Na Sầm.

Niềm vui của bộ đội tham gia Chiến dịch Biên giới năm 1950 thắng lợi : Ảnh TL 
Trong chiến dịch này, Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo chuẩn bị chiến trường chu đáo, nghiên cứu nắm địch chính xác, xác định đúng phương châm chiến dịch: “đánh điểm diệt viện”, có kế hoạch tác chiến phù hợp. Sau khi ta đánh “điểm” Đông Khê, chia cắt lực lượng địch giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, chúng buộc phải đưa lực lượng “viện” từ Lạng Sơn lên ứng cứu cho lực lượng bị cô lập, chia cắt ở Cao Bằng, tạo điều kiện để ta thực hiện vận động tiến công tổ chức chia cắt, bao vây tiêu diệt từng bộ phận tiến tới tiêu diệt hoàn toàn hai binh đoàn cơ động Lơ Pa-giơ và Sác Tông, đẩy lui binh đoàn Đờ La Bôm đến giải vây.
Kết quả: Sau 29 ngày đêm chiến đấu ta đã đánh và tiêu diệt gần 10 tiểu đoàn địch, loại khỏi vòng chiến đấu 8.296 tên (bắt sống 3.576 tên, có 3.000 là lính Âu - Phi). Thu trên 3.000 tấn vũ khí, phương tiện…
Chiến thắng Biên Giới 1950, không chỉ tiêu diệt một bộ phận quan trọng chủ lực của quân Pháp mà còn giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, khu căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng, nối liền với Trung Quốc cùng các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và các nước bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Vòng vây biên giới bị đập tan, hành lang Đông - Tây bị chọc thủng, Kế hoạch Rơ-ve bị sụp đổ; kế hoạch quân sự, chính trị của Pháp cơ bản bị phá sản; làm đảo lộn về chiến lược, chiến thuật của quân đội viễn chinh Pháp, chúng hoảng loạn bố trí lại lực lượng, thay đổi chỉ huy… Đây là thất bại chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp đến lúc bấy giờ.

Những hình ảnh lịch sử về Cách mạng Tháng Tám 1945

(ĐSPL) - Ngày 19/8/1945 đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi của dân tộc, đánh dấu sự thành công của Cách mạng Tháng Tám, mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.




Sau khi họp nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), trong tình hình hết sức khẩn trương, Đảng quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của chúng trước khi quân đồng minh Anh, Pháp vào nước ta. Từ ngày 14/8, cuộc khởi nghĩa bắt đầu, trong hai ngày 14 và 15/8/1945, nhân dân tại Quảng Ngãi, Hà Tĩnh đã nổi dậy giành chính quyền. Ngày 18/8, chính quyền các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam đã về tay nhân dân.
Lệnh tổng khởi nghĩa được phát hành rộng rãi và được toàn thể nhân dân đồng tình hưởng ứng.

KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ YÊU SÁCH


        ỦY BAN NHÂN DÂN                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
            HUYỆN CẦN GIỜ                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MỸ                                                            
       Số: 191/KH – THBM                           Bình Khánh, ngày  05  tháng  10  năm  2017

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC  VÀ SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ “ EM YÊU SÁCH” CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MỸ NĂM HỌC 2017 - 2018
            Căn cứ kế hoạch số 184/ KH – THBM ngày 29/ 09/2017 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của Trường TH Bình Mỹ.
            Căn cứ kế hoạch số 185/ KH – THBM ngày  29/09/2017 về kế hoạch hoạt động ngoại khoá năm học 2017 - 2018 của Trường TH Bình Mỹ.
           Căn cứ kế hoạch số 190/ KH – THBM ngày 05/10/2017 về kế hoạch hoạt động thư viện năm học 2017 – 2018 của Trường TH Bình Mỹ.
            Căn cứ kế hoạch công tác thư viện trường tiểu học Bình Mỹ, năm học 2017 – 2018; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hiệu Trưởng trường, Thư viện phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm các khối lớp, xây dựng kế hoạch tổ chức câu lạc bộ “Em yêu sách” như sau:
I.                   MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:
-         Thúc đẩy và nâng cao phong trào đọc sách trong trường giúp cho học sinh yêu thích tham gia đọc sách.
-         Thúc đẩy tạo điều kiện cho học sinh trao đổi giao lưu mở rộng kiến thức trong sách báo, làm tư liệu phục vụ cho các môn học.
-         Nhằm giúp các em lựa chọn những cuốn sách hay, bổ ích, hình thành thói quen đọc sách trong học sinh, từ đó gầy dựng nên phong trào đọc và làm theo sách.

II.               NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
-         Học sinh đọc truyện xem phim theo thời khóa biểu của lịch thư viện .
-         Cuốn sách có nội dung về rèn luyện kĩ năng sống, sách về giáo dục đạo đức rèn những tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
-         Những cuốn sách viết về những thế hệ anh hùng, liệt sĩ, thương binh, về tình yêu biển đảo quê hương, về bảo vệ tài nguyên môi trường, về đất nước, về con người, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử Việt Nam, về những tấm gương tiêu biểu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-         Trình bày đầy đủ , mạch lạc lôi cuốn sinh động nội dung của quyển sách, phù hợp với đối tượng và đúng thời gian quy định .
-         * Cụ thể : CLB sẽ hoạt động dựa theo những chủ điểm của năm học thông qua chủ điểm từng tháng. CLB sẽ tổ chức cho các em vui chơi, đọc sách rèn luyện hưởng ứng các ngày lễ trong năm.

        VI .KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

Thời gian


             Nội dung

         Đối tượng

Ghi chú

Tháng 9/2017


1 .Tổ chức ra mắt CLB.

2.Tổ chức đọc truyện chủ đề an toàn giao thông.



BGH, GV, TPT, TV , thành viên CLB
Thư viện tổ chức câu lạc bộ
           

Tháng 10/2017



Tổ chức đọc truyện chủ đề ngày phụ nữ VN 20-10
Rèn luyện cho các em kể chuyện về những tấm gương hiếu thảo
Học sinh đọc truyện xem phim



Thư viện , giáo viên , TPT , thành viên CLB
Thư viện tổ chức câu lạc bộ



Tháng 11/2017



Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11,
 CLB tổ chức rèn luyện các em kể chuyện chủ đề “Nhớ ơn thầy cô”




TV, GV ,TPT, thành viên CLB
Thư viện tổ chức CLB




Tháng 12/2017


Chào mừng ngày  22- 12 , ngày thành lập quân đội Nhân Dân Việt nam.
Rèn luyện các em kể chuyện chủ đề các vị anh hùng lịch sử VN


TV, GV, TPT,thành viên CLB

Thư viện tổ chức CLB



Tháng 1/2018



Chủ đề mừng Đảng mừng Xuân.
Rèn luyện các em kể chuyện về Mùa xuân.
Học sinh đọc truyện xem phim


TV , GV , TPT, thành viên CLB.
Thư viện tổ chức CLB



Tháng
2 /2018



Ngày 3/2 ngày thành lập Đảng cộng sản VN.
Rèn luyện các em kể chuyện về Bác
Học sinh đọc truyện xem phim







TV , GV , TPT, thành viên CLB.
Thư viện tổ chức CLB



Tháng 3/2018





Ngày 8/3 ngày quốc tế phụ nữ.
Rèn luyện các em kể chuyện về những tấm gương hiếu
thảo.
Học sinh đọc truyện xem phim



TV , GV , TPT, thành viên CLB.
Thư viện tổ chức CLB


Tháng 4/2018






Chào mừng ngày 30 – 4 ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Rèn luyện cho các em đọc truyện – kể chuyện chủ đề lịch sử VN
Học sinh đọc truyện xem phim


TV , GV , TPT, thành viên CLB.

Thư viện tổ chức CLB


Tháng  5/2018

Chào mừng ngày 1/5 ngày Quốc tế lao động.
Rèn luyện các em kể chuyện
về bảo vệ môi trường.
Khen thưởng các em kể chuyện hay .
Học sinh đọc truyện xem phim


TV , GV , TPT, thành viên CLB.
Thư viện tổ chức CLB






            Ngoài thời gian hoạt dộng chính nêu trên căn cứ vào lịch đọc truyện các khối lớp , căn cứ vào lịch đọc truyện của thư viện . CLB thống nhất mỗi tháng không chỉ sinh hoạt một lần bên cạnh đó hướng dẫn các em tự rèn luyện thêm ở nhà hoặc vào các ngày nghỉ trong tuần ,giúp cho việc tham dự các cuộc thi giới thiệu sách kể chuyện  một cách hiệu quả hơn.
IV . BAN CHỦ NHIỆM
1.      Cô Nguyễn Thị Gắn                        Thư viện                              Chủ nhiệm CLB
2.      Cô Nguyễn Kim Thành                   Tổng phụ trách đội              P. CHủ nhiệm CLB
3.      GVCN các lớp                                                                             Thành viên
   V . ĐIỀU LỆ ĐỘI VIÊN
       - Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt
       - Tích cực trong hoạt động
       - Có tinh thần hợp tác tốt, có trách nhiệm với tập thể
       - Bảo quản tài sản chung sách, truyện
       - Giữ gìn trường lớp và cá nhân


VI . TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
 - Hàng tháng vào tuần thứ ba của tháng, tổ chức kể chuyện, sắm vai.
 - Ban chủ nhiệm chịu trách nhiệm về nội dung, hướng dẫn học sinh sưu tầm các vấn đề liên quan đến chủ điểm sinh hoạt thông qua báo, sách, Internet…
 - Giáo viên chủ nhiệm động viên gợi ý cho các em hiểu về CLB
- Nhà trường hỗ trợ về cơ sở vật chất cho hoạt động của CLB
            Trên đây là kế hoạch tổ chức và sinh hoạt CLB “Em yêu sách” của thư viện trường tiểu học Bình Mỹ năm học 2017 - 2018
        CHỦ NHIỆM CLB                                                              HIỆU TRƯỞNG



      NGUYỄN THỊ GẮN                                                           CHÂU THỊ THẮM